Tục thờ hổ ở Việt Nam
Tục thờ hổ ở Việt Nam

Tục thờ hổ ở Việt Nam

Sửa đổi cuối: Phương Huy (thảo luận · đóng góp) vào 3 giây trước. (làm mới)Loài hổ (hay cọp) được tôn thờ và là hình tượng phổ biến đầy ấn tượng trong đời sống dân gian của người Việt với tục thờ hổ hay thờ thần hổ ở nhiều vùng miền. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có tục lệ thờ Thần Hổ như một biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương. Trên phương diện này hổ đã hoá thành vật linh thiêng với những cái tên trong huyền thoại dân gian. Không chỉ người Việt, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có tục thờ hổ[1]. Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, hổ là loài vật linh thiêng, được tôn thờ, sùng bái và gọi một cách trân trọng là ông, ngài, cậu, chúa. Thần hổ uy linh và đầy huyền bí đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt, trở thành nhân vật được thờ cúng ở rất nhiều điện, đền, phủ ở miền Bắc và các miếu, đình, đền, chùa ở miền Nam. Việt Nam thuộc vùng ngữ hệ Nam Á, có đặc thù riêng về môi trường phù hợp cho sự phát triển của loài hổ. Sự phong phú về tên gọi thuần Việt và lịch sử lâu đời của loài hổ trong tiến hóa cũng như trong hệ 12 con giáp là yếu tố rất quan trọng để xác định lịch sử Nam Á. Ít nơi nào con hổ mang nhiều tên gọi như ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ vị trí quan trọng của nó trong đời sống văn hóa của người dân. Trong số các tên gọi nêu trên, tên được dùng phổ biến ở các vùng nhiều nhất là hổ. Trong dân gian, người ta còn gọi hổ là: Hùm, cọp, ông kễnh, ông hầm, ông ba mươi, bà um về vị trí của hổ trong rừng, người ta còn gọi nó bằng "Chúa sơn lâm" uy quyền, sau đó được nhấn mạnh thêm là "Chúa tể sơn lâm" hoặc "Chủ tể Sơn lâm"[2].Người Việt tôn thờ cọp mà không thờ sư tử, giữa hai con vật này có sự khác biệt trong quan niệm về tôn thờ. Đối với người Việt, sư tử là linh vật trang trí trong các công trình tín ngưỡng, tâm linh với vị thế là canh giữ công trình. Hổ là động vật bản địa của Việt Nam do vậy ở một chừng mực nhất định, hổ là loài động vật phổ biến hơn trong tâm thức của cộng đồng người dân. Sư tử không phải là động vật bản địa và hình tượng con sư tử được du nhập vào Việt Nam do sự giao thoa văn hóa, trong khi đó, việc thờ cọp được nảy sinh như một nhu cầu tất yếu trong quá trình đấu tranh chống lại điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.Trong tín ngưỡng thờ Mẫu từ lâu đời ở Việt Nam thì "Quan Ngũ Hổ" cũng trở thành một bộ phận hữu cơ gắn bó với các đối tượng khác trong tín ngưỡng này Trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam, thần hổ được thờ cúng với tư cách là một sơn thần, có ban thờ riêng với một số nghi thức, nghi lễ đặc trưng. Hổ đã đi vào tâm thức dân gian với sự cung kính, tôn sùng bởi quyền năng trừ tà, ban phát tài lộc, công danh cho mọi người. Việc phụng thờ thần hổ không phát triển độc lập mà tồn tại song hành cùng với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, đặc biệt là tín ngưỡng thờ mẫu. Sự hiện diện của hổ trong điện mẫu đã khẳng định uy quyền, sức mạnh của các vị thần tự nhiên trong hệ thống bách thần của người Việt[3].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tục thờ hổ ở Việt Nam http://www.doisongphapluat.com/doi-song/truyen-thu... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/chuyen-tho-h... http://vannghetiengiang.thotre.com/news/Nghien-cuu... http://www.baodanang.vn/channel/6059/201303/ong-ba... http://baotayninh.vn/chuyen-ve-mieu-ong-ho-va-cay-... http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Trong... http://www.baovinhlong.com.vn/van-hoa-giai-tri/201... http://cadn.com.vn/news/64_154821_ly-ky-chuye-n-sa... http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/H... http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/N...